Kinh nghiệm ôn thi Đánh giá năng lực HSA hiệu quả nhất

Cập nhật lúc: 17:01 24-09-2024 Mục tin: Thi đánh giá năng lực 2025


Để ôn thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN hiệu quả nhất, các bạn học sinh cần có một chiến lược học tập rõ ràng, kết hợp giữa việc nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng tư duy và quản lý thời gian. Dưới đây là chi tiết về kinh nghiệm ôn thi của những bạn đã đạt điểm cao trong kỳ thi ĐGNL.

1. Kinh nghiệm ôn thi của bạn Linh Phan

Tớ đã lập một kế hoạch ôn thi nhất định vì sau quá trình học ban đầu, tớ đã xác định được môn nào yếu, môn nào mạnh hơn. Tớ đã chú tâm vào từng dạng cụ thể của từng môn. Tóm gọn lại có thể như sau:

Môn Toán (Tư duy định lượng): Chủ yếu khi thi sẽ vào phần vận dụng nên không quá khó nhưng cần tốc độ. Khác với đề thi tốt nghiệp THPT với Tư duy định lượng, số lượng câu nhận biết thông hiểu khá ít, câu vận dụng cao cũng sẽ không xuất hiện nhiều , nhưng số lượng câu ở mức độ vận dụng 7+, 8+ là khá nhiều. Với đánh giá cá nhân, tớ thấy trước hết cần nắm chắc cơ bản, luyện thêm bài tập tăng dần kĩ năng tính toán là không khó để đạt điểm như ý. Có một phát hiện nho nhỏ mà tớ thấy là các câu điền đáp án thường sẽ là những câu dễ hơn so với đa số các câu trắc nghiệm.

Môn Văn (Tư duy định tính): Có lẽ đây là môn tớ ấn tượng nhất. Vì nó khác hoàn toàn cấu trúc bài thi Văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tớ đã dành thời gian cho môn này nhiều nhất nhưng kết quả lại thấp nhất so với hai bài thi thành phần còn lại. Và sau khi suy xét lại thì tớ có chia sẻ sau đây: Thực ra Tư duy định tính chủ yếu là phần kiến thức có liên quan đến kĩ năng và khả năng ngôn ngữ của chúng ta. Kiến thức SGK cũng có nhưng tớ thấy việc phát triển kĩ năng với môn này sẽ là một ưu thế hơn. Đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu, nhận biết lỗi sai…. Và một yếu tố quan trọng bậc nhất: TỪ VỰNG. Khi ôn tập cho phần Văn, tớ chủ yếu học phần tác giả, tác phẩm trong SGK mà không chú tâm nhiều đến phần Từ vựng và các kĩ năng đọc hiểu khác nên khi làm đề luyện đã sai rất nhiều câu phần đó. Nhưng rồi cũng có luyện một thời gian cuối trước khi thi nên đã cải thiện được phần đọc hiểu nhưng cũng không có nhiều thời gian củng cố vốn từ.
⇨ Với phần SGK : tổng hợp kiến thức từng phần, đầy đủ, cụ thể có thể theo bảng hoặc Sơ đồ tư duy (Liên hệ các tác giả, giai đoạn, thời kì, nội dung các tác phẩm, chú ý đến các biện pháp nghệ thuật nổi bật và đặc biệt là các tác phẩm ở phần đọc thêm) => làm bài tập luyện từng phần=> Xem lại lỗi sai và đánh dấu làm lại.
Với phần ngữ liệu ngoài SGK (tức đọc hiểu) : Nên xác định các dạng đề hay ra và luyện đề theo từng dạng đó (phần này có thể luyện sớm được)
Với phần từ vựng thì có thể cải thiện bằng cách xem các chương trình như Vua Tiếng Việt...( và nên cải thiện từ vựng từ đầu )

Khoa học: Phần này tớ xác định chọn 3 môn Lý, Sinh ,Sử để học trọng tâm, còn hai môn Hóa và Địa thì sẽ dành ít thời gian hơn để học. Tại sao lại là Lý, Sinh… Sử? Vì thực sự lúc đầu tớ đã dự định thi khối có Lý nên chắc chắn tớ sẽ đưa môn Lý vào phần ôn , còn với Sinh và Sử thì tớ thấy đây là hai môn tớ học khá ổn và khá thích (Có lẽ vì vậy nên tớ thấy Sinh và Sử học nhẹ nhàng hơn các môn còn lại). Đầu tiên, với ba môn trọng tâm này, tớ lựa chọn phương thức học bám SGK (đánh dấu các phần quan trọng) và làm các bài tập trắc nghiệm chuyên đề của từng chương rồi lại đánh dấu lại các câu sai và làm lại. Phương pháp này chủ yếu là đọc sơ lược một lần rồi làm bài tập, sau đó đánh dấu hoặc ghi chú phần mình gặp được trong các câu hỏi vào sách hoặc vở để ghi nhớ được lâu hơn.Tớ đã áp dụng phương pháp này vào việc ôn thi môn thứ tư khi thi vào 10, thực sự khá hiệu quả (vì mình học được tới ít nhất là 2 lần và ghi nhớ được các từ khóa để khi gặp lại sẽ phản xạ nhanh hơn). Còn với Hóa, Địa, tớ chủ yếu nghe giảng kiến thức trên lớp và làm thêm bài luyện tập theo chuyên đề (giai đoạn cuối trước khi thi).
 
Phân bổ thời gian hợp lý:
Dưới đây là một số khung giờ mọi người có thể tham khảo :
Sáng sớm: 4 – 6h: Thích hợp học các môn Xã hội như Sử, Địa hoặc Văn
Các giờ ra chơi trên lớp: Thích hợp đọc qua lại các phần kiến thức
Chiều: 13h – 16h: Thích hợp học các môn Toán, Lý, Hóa
Tối: 19h – 21h: Thích hợp làm bài tập chuyên đề hay luyện đề
Khuya: 21h30 – 23h: mọi người có thể tự học môn Toán / Văn (đây là hai môn chiếm 2/3 số điểm). 
 
Các khung giờ này không nhất thiết là phải học đúng môn đó nhưng với cá nhân tớ thì tớ thấy sẽ thích hợp hơn nếu lựa chọn các môn cho từng khung giờ để tạo thành thói quen như vậy.
 
2. Kinh nghiệm ôn thi của bạn Vân Anh

Định lượng: Đề toán HSA không quá khó như mấy câu cuối của toán THPT nhưng chủ yếu là câu hỏi vận dụng và một vài câu vận dụng cao. Rất ít câu nhận biết cho điểm nên dù đề không quá khó nhưng do ít thời gian sẽ không làm kịp. Để làm tốt phần này phải chắc cả kiến thức của các lớp dưới vì đề nhiều khi trong bài thi sẽ đề cập đến. Lời khuyên cho các em khoá sau là nếu chăm chỉ luyện đề nhiều thì 40+ toán thực sự không khó.
 
Định tính: phần này câu hỏi trong bài thi rất là khó đòi hỏi học sinh phải đọc nhiều luyện đề nhiều. Bài thi của mình vào phần khoa học khá nhiều và đọc thực sự là rất khó hiểu những văn bản SGK xuất hiện rất ít và hầu như là không có. Vì Vậy nếu muốn điểm cao phần này thì các em nên đọc sách báo nhiều nhé.
 
Khoa học: đây chắc là phần mọi người bị mất điểm nhiều nhất bởi nó có rất nhiều môn. Vậy nên nếu muốn đạt số điểm như ý thì phải học đươc 3/5 môn. Đề khoa học không quá khó nó chỉ nhiều môn đa dạng nên mọi người thường rất sợ phần này. Nhưng mà nghe nói năm sau có chia tổ hợp rồi nên các em không cần quá lo về điều này nhé.
Ngoài ra nên giữ gìn sức khoẻ tốt trước khi thi đặc biệt là không học quá khuya. Hôm cuối chỉ nên ôn lại công thức và những kiến thức cơ bản.Khi bước vào thi tâm lý phòng thi cũng quyết định rất nhiều đến kết quả của mình vậy nên cứ giữ cho mình một tâm thế thoải mái nhất để đạt được kết quả như ý. Trên đây là kinh nghiệm của của chị về kì thi này, chúc các em 2k7 học tập thật tốt và đỗ được vào trường đạt học mơ ước của mình.
2K7.info

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 15+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

2K7.info - Cổng chính thức dành riêng cho 2k7 tìm hiểu về các kì thi đánh giá năng lực 2025, thi tốt nghiệp thpt 2025, đánh giá tư duy - đgtd với đầy đủ thông tin: Tìm hiểu về kì thi như lịch thi 2025, cách đăng ký dự thi, đề án tuyển sinh, đề thi minh họa, đề thi thử, đề thi chính thức, điểm thi, phổ điểm, điểm chuẩn. Tất cả thông tin đảm bảo chính xác bởi đội ngũ Thầy cô, chuyên gia và tư vấn 12 năm đồng hành cùng học sinh.